4. Chiến lược xúc tiến
a) Mục tiêu
• Hoạt động Marketing hiện đại rất quan tâm đến chính sách giao tiếp – khuyếch trương. Đây là một trong 4 nhóm công cụ chủ yếu của Marketing mix mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Tầm quan trọng
• Nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp, không phải là nhu cầu thiết yếu, cầu cách xa cũng về không gian và thời gian, cầu dễ biến đổi và dễ di chuyển. Nên các công ty du lịch phải chú trọng đến biện pháp, nghệ thuật giao tiếp – khuyếch trương về sản phẩm của mình, tác động đến khách du lịch, kích thích nhu cầu của họ.
• Vì vậy, trong kinh doanh du lịch, chính sách giao tiếp truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng, nó tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh và chi phối toàn bộ những hoạt động khác trong chính sách Marketing.
c) Nội dung
Quá trình truyền thông tin và hoạt động giao tiếp trong lĩnh vực du lịch có đặc điểm sau:
• Đặc điểm thứ nhất là tất cả mọi người đều nói. Các nhân viên phục vụ cần phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nhìn và nghe họ nói, đánh giá mọi cử động để có thể nhận biết và thỏa mãn yêu cầu của họ.
• Đặc điểm thứ hai là rất khó thông tin về sản phẩm cung ứng của mình. Do tính chất vô hình của du lịch, hạn chế thông tin về sản phẩm (dịch vụ) qua các phương tiện thông tin đại chúng, quảng cáo… người ta chỉ có thể mô tả sản phẩm du lịch bằng cách minh hoạ các yếu tố hình thành sản phẩm (dịch vụ), cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ nhân viên phục vụ.
• Đặc điểm thứ ba là tồn tại nhiều phương tiện truyền tin khác nhau và đa dạng. Hệ thống truyền tin của doanh nghiệp bao gồm cả 3 yếu tố, nhân viên giao dịch với khách hàng, cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện truyền thông.
– Truyền thông tại chỗ thông qua các phương tiện truyền tin tức là sử dụng các yếu tố vật chất truyền tin. Trước hết là quảng cáo tại nơi cung cấp sản phẩm dịch vụ bằng những pano, áp phích, mẫu hàng bày… đó cũng là những bảng ký hiệu cho phép khách hàng xử sự chủ động, thoải mái và hiệu quả khi tiêu dùng sản phẩm dịch vụ.
– Truyền thông tại chỗ thông qua quan hệ giữa người phục vụ và người được phục vụ cũng là một hình thức giao tiếp phổ biến. Nhân viên phục vụ trực tiếp là một phương tiện truyền tin rất quan trọng trong doanh nghiệp dịch vụ. Họ có vai trò giúp đỡ khách hàng, thông tin và thuyết phục khách. Bản thân khách hàng cũng giao tiếp với nhau trong quá trình tiêu dùng dịch vụ.
– Truyền tin ở bên ngoài bằng các phương tiện thông tin là hình thức truyền thống. Đó là quảng cáo và gửi thư trực tiếp (tới khách hàng hiện tại và tiềm năng).
• Đặc điểm thứ tư của truyền thông tin trong lĩnh vực du lịch là vai trò của thông tin truyền miệng. Do khó đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch trước khi tiêu dùng nên các khách hàng mới tin vào độ tin cậy của thông tin rỉ tai, truyền miệng. Vì vậy doanh nghiệp du lịch không chỉ chú ý đến các giai đoạn cung ứng, mà còn phải đánh giá mức độ thỏa mãn của khách du lịch nhằm củng cố hình ảnh về chất lượng sản phẩm của mình.
Ngoài ra các hình thức khuếch trương như: Quảng cáo, khuyến mại, tuyên truyền, chào bán – bán hàng cá nhân, thư cá nhân cũng được áp dụng. Đối với các công ty du lịch còn một hình thức khác nữa là tham gia vào các tổ chức, hiệp hội du lịch để có điều kiện tiếp xúc với các nguồn khách.
Dù bằng hình thức nào thì mục đích của khuếch trương là mang đến cho khách những thông tin theo mô hình sau (xem sơ đồ 1.5)
5. Các phương pháp điều tra nhu cầu thị trường
a) Các phương pháp thu thập thông tin
Có nhiều phương pháp thu thập thông tin để điều tra nhu cầu thị trường:
• Phương pháp quan sát.
• Phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
• Phương pháp phiếu thăm dò.
• Phương pháp điều tra qua điện thoại.
• Phương pháp điều tra qua mạng máy tính.
Trong đó phương pháp chủ yếu sử dụng trong kinh doanh du lịch là phương pháp phiếu thăm dò và phỏng vấn trực tiếp. Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, phương pháp điều tra qua mạng máy tính cũng được sử dụng phổ biến.
b) Định vị và phân đoạn thị trường
• Lý do phải tiến hành phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu:
• Thị trường tổng thể luôn gồm một số lượng rất lớn khách hàng với những nhu cầu, đặc tính mua và khả năng tài chính rất khác nhau.
• Doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh cùng những cách thức lôi kéo khách hàng khác nhau. Mỗi doanh nghiệp thường chỉ có một thế mạnh xét trên một phương diện nào đó trong việc thoả mãn nhu cầu thị trường.
• Phân đoạn thị trường, xác định thị trường mục tiêu, thực chất là vấn đề biết tập trung nỗ lực của doanh nghiệp đúng thị trường, xây dựng cho mình một hình ảnh riêng, mạnh mẽ, rõ nét và nhất quán để khả năng vốn có của doanh nghiệp được khai thác một cách hiệu quả nhất.
• Trong hoạt động Marketing du lịch thì có thể phân đoạn thị trường theo nguồn gốc dân tộc (quốc tịch) theo mục đích chuyến đi hay theo khả năng thanh toán.
“Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu hoặc mong muốn mà công ty có khả năng đáp ứng, đồng thời có thể tạo ra ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh, tạo cho nó một hình ảnh riêng đối với khách”.
• Trước tiên ta xác định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường thông qua sơ đồ định vị sau (xem sơ đồ 1.6)
• Từ đó ta biết được doanh nghiệp đang ở khu vực nào trên thị trường để có thể đưa ra chính sách tạo sự khác biệt, tạo hình ảnh riêng cho doanh nghiệp.
• Những nghiên cứu trên đây cho thấy, để có thể đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thị trường, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nhằm mục tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận đòi hỏi ngành du lịch cần thực hiện tốt các hoạt động Marketing.
• Vận dụng một cách linh hoạt những chính sách Marketing-mix là một trong những điều kiện tiên quyết để thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng sôi động với đầy đủ các đối thủ cạnh tranh dầy dặn kinh nghiệm.
6. 5 Chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam hiệu quả nhất
1. Tận dụng chiến lược sản phẩm
Trong chiến lược marketing du lịch, để tận dụng sản phẩm một cách triệt để các marketer tập trung chủ yếu vào:
• Nâng cao tối ưu chất lượng của sản phẩm, dịch vụ tạo ra cho khách hàng trải nghiệm sử dụng tốt nhất, khai thác tối ưu kỳ vọng của người tiêu dùng.
• Phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển của khách hàng.
2. Chiến lược giá
Tùy vào các loại hình du lịch mà các marketer hay sử dụng trong chiến lược marketing du lịch:
• Chiết giá: để khuyến khích khách hàng trong việc mua và thanh toán. Thường dành cho những khách quen hoặc cho khách hàng thanh toán nhanh bao gồm: chiết giá theo kênh phân phối, chiết giá thời vụ, trợ giảm quảng cáo.
• Thặng giá: nhằm mục đích khai thác tối đa thị trường cũng như nhằm tăng uy tín của chương trình du lịch. Giá trị của chương trình du lịch là do cảm nhận của khách hàng đồng thời các chương trình khác nhau đối với những đoàn khách khác nhau nên chiến lược thặng giá có thể thực hiện một cách dễ dàng có hiệu quả.
• Định giá phân biệt: doanh nghiệp định giá khác nhau cho các đối tượng khác nhau nhằm khai thác triệt để các đoạn thị trường.
3. Chiến lược truyền thông, tiếp thị
a) Quảng bá trên các trang mạng xã hội
Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp sử dụng hình thức quảng bá truyền thông trên mạng xã hội, một số cách mà các doanh nghiệp thường sử dụng để quảng bá: chạy quảng cáo, seeding, banner, link, tạo drama,….
b) Sử dụng video marketing
Video marketing là hình thức truyền thông, quảng bá các sản phẩm thông qua việc sử dụng các video trong chiến lược marketing du lịch.
c) Tiếp thị trên mobile
Hiện nay việc sử dụng các thiết bị mobile trở nên rất phổ biến, hầu hết phần lớn thời gian sử dụng các thiết bị mobile. Vì thế, tiếp thị trên mobile là nơi tốt nhất để thực hiện các chiến lược marketing du lịch.
d) Tiếp thị qua email marketing
Tiếp thị qua email marketing là hoạt động các nhà tiếp thị, tác động đến khách hàng thông qua nội dung trong email, đây là hình thức tiếp thị không tốn quá nhiều chi phí, chọn lọc được nhóm khách hàng tiềm năng.
e) Tối ưu hóa website
Công cụ tìm kiếm là một công cụ tuyệt vời để pháp triển truyền thông và tiếp thị, tùy vào điều kiện và mong muốn của doanh nghiệp có thể dùng: SEO và SEM.
• SEO: tốn ít chi phí hơn SEM, cần thời gian lâu hơn để đạt được hiệu quả.
• SEM: nhanh chóng mang lại hiệu quả, tốt nhiều chi phí.
f) Sử dụng KOL, influencers
KOL, Influence đây là một người, hoặc tổ chức có ảnh hưởng đến một số lượng lớn người trong xã hội. Trong chiến lược marketing du lịch, các marketer mời những KOL, Influence có ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu để quảng bá dịch vụ.
4. Trải nghiệm hành trình chất lượng
Nâng cao chất lượng trải nghiệm dịch vụ của khách hàng là chiến dịch marketing du lịch tốn rất nhiều chi phí. Thông qua việc nâng cao chất lượng, tiện ích tạo ra cho khách hnagf những trải nghiệm tuyệt vời nhất từ khi đặt phòng, đến sau khi hoàn tất sử dụng dịch vụ.
5. Review, đánh giá từ khách hàng
• Đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của khách hàng.
• Xây dựng hệ thống đánh giá là cách tốt để thu hút thêm nhiều khách hàng, đồng thời tìm ra những điểm yếu kém chưa tốt của doanh nghiệp.
Như vậy, qua bài viết ở trên của Nhận Viết Bài đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về chiến lược marketing du lịch, cách phân loại, nội dung chiến lược, phương pháp hoạch định,… Mong rằng những kiến thức bổ ích trên, có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về marketing trong lĩnh vực du lịch đang phát triển mạnh mẽ.
Gửi bình luận của bạn