Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Công Tác Tuyên Truyền, Phổ Biến Pháp Luật Tại Xã

Nhận Viết Bài chia sẻ bài mẫu Báo cáo thực tập Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại xã dùng trong các bài báo cáo thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp phù hợp cho các bạn sinh viên đang làm đề tài hoàn thiện cho Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại xã. Hy vọng mẫu cơ sở lý thuyết dưới đây giúp cho các bạn sinh viên có thêm được tài liệu bổ ích khi làm bài.

Ngày đăng: 27-06-2022

751 lượt xem

Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Công Tác Tuyên Truyền, Phổ Biến Pháp Luật Tại Xã

Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Công Tác Tuyên Truyền, Phổ Biến Pháp Luật Tại Xã

LỜI NÓI ĐẦU – Báo cáo thực tập Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại xã

Hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là một hoạt động đưa pháp luật về gần với nhân dân hơn, đây là một hoạt động vô cùng cần thiết và quan trọng.
Quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống được bắt đầu bằng hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để truyền tải pháp luật vào cuộc sống. Muốn thực hiện pháp luật dưới hình thức nào thì trước hết phải có hiểu biết pháp luật. Vậy nên em xin đề cập đến hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở xã Phú Hải. Tại cơ quan em có điều kiện được thực tập và tìm hiểu với công việc tư pháp, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Việc tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật giúp hình thành ý thức pháp luật trong nhân dân, tạo lòng tin vào pháp luật, thói quen và ý thực tôn trọng pháp luật của mỗi người dân nhằm phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật trong đời sống và xã hội.
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là hoạt động gắn với các cơ quan Nhà nước nhằm mục đích đáp ứng ý thực về pháp luật của người dân. Bởi vậy công tác này được các cơ quan đẩy mạnh thực hiện và đưa ra những kế hoạch để hoàn thành tốt công tác này.
Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sắc của Bộ Nội Vụ, trường Đại học Nội Vụ, khoa Nhà nước và pháp luật, thực hiện chủ trương và kế hoạch đào tạo của trường với phương châm “ Học đi đôi với hành, gắn lý thuyết vào thực tiễn ”. Để đảm bảo chất lượng đào tạo, trường đã tổ chức cho sinh viên đi thực tập tại các cơ quan. Cùng với sự nhất trí của cơ quan em đã được thực tập tại UBND xã Phú Hải từ ngày 02/3/2019-24/4/2019.
Là một sinh viên cuối khóa, trong quá trình thực tập em đã được tìm hiểu về công việc tư pháp, các hoạt động về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật qua đó thấy được phần nào những khó khăn, vướng mắc cũng như kết quả đã đạt được tại địa phương.
Do đó em đã chọn đề tài:
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại xã Phú Hải ”
Lý luận về công tác tư pháp, tuyên truyền giáo dục pháp luật rất phong phú và cũng vì hạn chế về thời gian và kiến thức thực tiễn nên tránh khỏi có những thiếu sót nhất định. Vì vậy em mong sự đóng góp ý kiến từ các thầy, cô giáo để nhận thức của em về vấn đề này cũng như bài báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
 
NỘI DUNG VẤN ĐỀ: “CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN,PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI UBND XÃ PHÚ HẢI”
TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I) ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA XÃ HỘI CỦA UBND XÃ PHÚ HẢI
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của UBND Xã PHÚ HẢI. UBND xã Phú Hải được thành lập ngày 10/9/1985 theo Nghị định số 28/CP của Chính phủ , ngày 9/07/1985. Sau 29 năm phát triển, đến năm 2014 bộ máy làm việc của cấp xã, chính quyền đã đuợc kiện toàn.
1.2 Đặc điểm về địa lí, cơ quan ở địa phương
1. Xã Phú Hải sau khi chia tách có diện tích tự nhiên 1.800,46 ha; dân số 3.654 người với 915 hộ và 8 xóm dân cư: Bình Nghĩa, Bình Thái, Bình Lâm, Bình Hải, Bình Thành, Bình Hạnh, Bình Yên, Đồng Chùa.
2. Thuận lợi: Luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo kịp thời của UBND huyện, phòng tư pháp huyện; Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND xã; Sự phối hợp của các Ban ngành đoàn thể, của chi ủy, Ban cán sự xóm; Sự tin tưởng, đồng thuận của các tầng lớp nhân dân.
3. Khó khăn: Là một xã mới chia tách, cơ sở vật chất còn thiếu thốn cả về trụ sở làm việc cũng như các phương tiện, trang thiết vị phục vụ cho hoạt động của chính quyền địa phương.
4. Đội ngũ cán bộ, công chức hầu hết mới đảm nhiệm chức vụ lần đầu nên còn bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm.
5. Nhưng với tinh thần chủ động, quyết tâm khắc phục khó khăn trong chỉ đạo điều hành nên UBND xã Phú Hải đã hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch phát triên KT – XH, đảm bảo AN – QP đã đề ra.
1.3 Chức năng quyền hạn
Ban tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã, tham mưu UBND xã thực hiện chức năng quản lí nhà nước về : Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lí văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; quy phạm án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp luật; hòa giải cơ sở và các công tác tư pháp khác.
Ban tư pháp chịu sự chỉ đạo, quản lí về tổ chức, biên chế và công tác của UBND xã, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng tư pháp.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể:
*) Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật :
– Trình UBND Xã các văn bản để tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách và pháp luật về quản lý Nhà nước trong hoạt động tư pháp trên địa bàn xã;
– Thẩm định và chịu trách nhiệm trước UBND xã về nội dung thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do HĐND – UBND xã ban hành theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh theo sự chỉ đạo của UBND xã và hướng dẫn của phòng tư pháp ;
– Rà soát hệ thống văn hóa văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND xã ban hành.
*) Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
– Giúp UBND xã tự kiểm tra văn bản do UBND xã ban hành, hướng dẫn các thôn thực hiện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
– Thực hiện kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND xã, theo quy định của pháp luật. Trình Chủ tịch UBND xã quyết định các biện pháp xử lí văn bản ban hành trái pháp luật theo thẩm quyền.
*) Phổ biến giáo dục pháp luật:
– Xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm trình UBND xã phê duyệt và tổ chức thực hiện ;
– Làm thường trực hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của xã ;
– Hướng dẫn kiểm tra , xây dựng , quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở xã , các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã ;
– Thẩm định hương ước , quy ước của thôn , khu cụm dân cư trước khi trình Chủ tịch UBND xã phê duyệt .
*) Giúp UBND xã và Phòng Tư pháp quản lý Nhà nước về thi hành án dân sự của xã theo quy định của pháp lệnh thi hành án dân sự ;
*) Hướng dẫn , kiếm tra hoạt động chứng thực của UBND xã Thực hiện chứng thực theo ủy quyền của Chủ tịch UBND xã ;
*) Hướng dẫn, kiểm tra việ đăng ký và quản lý hộ tịch ; Quản lý các sổ sách , biểu mẫu về hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp ;
*) Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách theo quy định ;
*) Tổ chức , triển khai thực hiện các quy định về công tác hòa giải trên địa bàn theo sự chỉ đạo của Phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân xã ; Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp ;
*) Chỉ đạo , hướng dẫn , kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về công tác tư pháp
*) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND xã hoặc theo Quy định của pháp luật ;
*) Tham mưu cho UBND xã và triển khai công tác trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
 

Đóng Dấu Xác Nhận Thực Tập Ngành Luật

NỘI DUNG VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
I. KHÁI QUÁT CHUNG:
1. Khái niệm:
– Phổ biến pháp luật là hoạt động truyền đạt thông tin về pháp luật đến cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân cư trú trong xã hội, để cán bộ, công chức và nhân dân hiểu biết và tuân thủ pháp luật.
– Giáo dục pháp luật là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, có định hướng lên các đối tượng giáo dục hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm đối với pháp luật và hành vi xử sự theo pháp luật hiện hành
2. Mục đích của phổ biến giáo dục pháp luật:
Được xem dưới nhiều góc độ khác nhau như là đối tượng, cấp độ hình thức hoặc thời gian cần thiết cho hoạt động đó. Có thể khái quát mục đích của hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay qua các nội dung cơ bản sau:
– Thứ nhất: Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp lý, sự hiểu biết về pháp luật, hình thành tri thức pháp luật cần thiết cho công dân. Đây là mục đích hàng đầu của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta. Bởi lẽ đại bộ phận nhân dân đang ở trong tình trạng ít hiểu biết về pháp luật. Do đó, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm mở rộng khối kiến thức pháp lý, nâng cao khả năng hiểu biết kiến thức pháp luật là hết sức cần thiết.
– Thứ hai: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm khơi dậy tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật. Để hình thành lòng tin và đem lại thái độ đúng đắn, tích cực đối với pháp luật ở mỗi người cần phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan, trước hết là vấn đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. lòng tin vào pháp luật là lòng tin vào công lý vào lẽ công bằng được tạo lập bởi pháp luật.
– Thứ ba: Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm hình thành thói quen xã hội theo pháp luật với động cơ tích cực.
Tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật không chỉ cung cấp những kiến thức lý luận hay các quy định pháp luật cụ thể mà quan trọng hơn là tạo lập được thói quen xử sự theo pháp luật ở mỗi người trong xã hội. Thói quen này được hình thành không phải là thụ động, vô thức mà dựa trên nền tảng của động cơ. Hành vi hợp pháp tích cực. Chỉ có như vậy pháp luật mới “Sống” và phát huy các giá trị của nó, thực sự là công cụ để nhân dân sử dụng trong các tình huống cụ thể, nhằm vận động quyền lực của nhân dân có hiệu quả.
3. Các văn bản phổ biến giáo dục pháp luật được áp dụng tại xã:
– Xác định rõ vị trí, vai trò của công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật đối với việc thi hành pháp luật trên thực tế nhằm nâng cao ý thức pháp luật góp phần xây dựng một xã hội sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Trong thời gia thực tập tại (Ban tư pháp) UBND xã Phú Hải em đã được tiếp xúc và tìm hiểu với rất nhiều các quy định của đảng và nhà nước về vấn đề này, cũng như các hoạt động cụ thể tại địa phương, như qua việc tìm hiểu một số văn bản pháp luật như:
– Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 02/1998/CT-TTg ngày 7 tháng 1 năm 1998 về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay.
– Quy định số 03/1998/QĐ-TTg ngày7 tháng 1 năm 1998 về việc ban hành triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 thành lập hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
– Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 1 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phổ biến , giáo dục phaps liật từ năm 2003 đến năm 2007
– Chỉ thị số 32/CT/TW ngày 19 tháng 12 năm 2003 của Ban bí thư trung ương Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân.
– Báo cáo tổng kết chương trình phổ biến , giáo dục pháp luật của chính phủ từ năm 2003-2007
– Nghị quyết số 61/2007/NQ- CP ngày 07/12/2007 của chính phủ V/v tiếp tục thực hiện chỉ thị số 32/CT- TW, Quyết định số 37/QĐ- TTg ngày 12/3/2008 đến năm 2012,
– Quyết định số 1212/ QĐ- UBND ngày 08/5/2008 của UBND tỉnh lâm Đồng V/v ban hành chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2008-2012. và nhiều Quyết định ban hành các Đề án có liên quan
– Một số văn bản pháp luật của địa phương hướng dẫn chi tiết, các kế hoạch cụ thể cho từng năm,quý hay đợt tuyên truyền giữa các cơ quan ban ngành có liên quan.
4. Thực trạng chấp hành pháp luật tại xã Phú Hải
Trong những năm gần đây ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân xã Phú Hải từng bước được nâng lên, đã có nhiều chuyển biến về mặt nhận thức, ý thức được vai trò pháp luật đối với cuộc sống của mình. Công tác tuyên truyền pháp luật kết hợp với nhiều cơ quan ban ngành khác đã triển khai một cách nghiêm túc các kế hoạch, hình thức tuyên truyền phong phú chuyển tải kịp thời các văn bản pháp luật đến với nhân dân đi vào cuộc sống để nhân dân cảnh giác tránh xa tội lỗi.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở XÃ PHÚ HẢI
1.Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
KẾT LUẬN
Công tác phổ biến giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này. Trong rất nhiều văn kiện của Đảng và pháp luật của nhà nước đã đề cập đến công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nghị quyết đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định “ Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật, huy động lực lượng các Đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vân động thiết lập trật tự, kỉ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong xã hội ”.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú, sinh động thông qua các phiên tòa xét xử lưu động và những phán quyết công minh để nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân. Hiến pháp 1992 giao Chính phủ nhiệm vụ “ Tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân ”. Nhiều văn bản của Thủ tướng Chính phủ đã đề cập đến việc tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật như:
– Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07-1-1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
– Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ 1998-2002
– Chỉ thị số 02 – CT/TW ngày 09-12-2003 của Ban bí thư Trung ương Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân
Phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị. Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật đã được triển khai đồng bộ gắn việc tổ chức thực hiện pháp luật với việc “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”. Nội dung tuyên truyền giáo dục pháp luật đã bám sát nhu cầu thực tế của từng đối tượng và từng thôn xóm, tập trung vào các nội dung tuyên truyền các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân như:
An toàn giao thông, phòng chống tội phạm, đất đai, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình; quy định về đền bù, giải phóng mặt bằng; tuyên truyền phục vụ những sự kiện chính trị; các lĩnh vực có ý nghĩa đến kinh tế- xã hội trên địa bàn xã Phú Hải. Truyền tải các quy định của pháp luật đến với người dân nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật. Dần hình thành lòng tin vào pháp luật để nhân dân hiểu đúng pháp luật, đồng tình ủng hộ thực hiện pháp luật.
 

Những kỹ năng cần thiết để chuẩn bị thực tập cho sinh viên luật

LỜI CẢM ƠN – Báo cáo thực tập Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại xã
Lời cảm ơn đầu tiên em xin gửi đến quý thầy, cô trong trường Đại học Nội Vụ Hà Nội và các thầy, cô trong khoa Nhà nước và Pháp luật đã tận tụy truyền dạy kiến thức cho em, để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Thực tập cuối khóa là nội dung cuối cùng trang bị cho cho sinh viên những kiến thức thực tế, nắm rõ chức năng, nhiệm vụ và có những kỹ năng thực tiễn trong quá trình làm việc. Việc thực tập cuối khóa giúp em trải nghiệm thực tế, làm quen với công việc .
Trong quá trình thực tập của mình, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị cán bộ văn phòng UBND xã cung cấp số liệu cho em được hoàn thành công việc một cách thuận lợi nhất. Nhưng do điều kiện về thời gian có hạn và khó khăn nhất định trong công tác tìm hiểu thực tế nên bản báo cáo này còn mang nhiều tính chất chủ quan.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cám ơn tới anh Hồ Hữu Dũng công chức tư pháp UBND xã Phú Hải cùng các bác, các cô, chú đang công tác tại UBND xã nơi em thực tập.
Với thời gian cho phép, khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài báo cáo thực tập của em còn nhiều thiếu sót. Nhưng với sự nghiên cứu nghiêm túc, sự đam mê tìm tòi học hỏi, em rất mong nhận được chỉ bảo tận tình của quý thầy cô.
Ngày 24 tháng 4 năm 2019.
 
Trên đây là bài mẫu Báo cáo thực tập Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại xã được Nhóm Nhận Viết Bài tham khảo từ báo báo cáo tốt nghiệp điểm cao các bạn có thể dùng tham khảo khi viết bài tốt nghiệp của mình nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong quá trình thực tập và làm bài, các bạn có thể liên hệ với mình để được hỗ trợ viết bài điểm cao trọn gói công ty 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

BLOG