Nhận Viết Bài xin chia sẻ Cơ Sở Lý Luận Về Marketing được dùng trong các bài báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp cho các bạn sinh viên quản trị kinh doanh với đề tài hoàn thiện công tác Marketing tại công ty..... Hy vọng, bài viết này sẽ giúp các bạn sinh viên có thêm phần tài liệu tham khảo trong quá trình viết bài.
Ngày đăng: 15-06-2022
641 lượt xem
Có rất nhiều khái niệm về Marketing từ nhiều nhà nghiên cứu:
- “ Marketing là một quá trình lập ra kế hoạch và thực hiện các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh hàng hóa, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thỏa mãn mục đích của các tổ chức và cá nhân.” (Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA)).
- “ Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và đem hàng hóa đến với người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến.” (Viện Marketing Anh Quốc).
- Và theo định nghĩa của bậc thầy Marketing – Philip Kotler - : “Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần mà mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.”
Tóm lại, Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi.
- Marketing được sử dụng như công cụ xác định phương hướng và hoạch định vị thế trong tương lai của doanh nghiệp.
- Marketing đảm bảo việc xây dựng kế hoạch có căn cứ khoa học, khách quan, chất lượng.
- Marketing là công cụ thực thi kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp.
- Thăm dò tiềm năng và dự đoán, định hướng phát triển nhu cầu thị trường trong tương lai.
- Tạo thế chủ động cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Không ngừng cải thiện và đổi mới hệ thống phân phối.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp…
Có người coi hoạt động của Marketing-Mix giống như việc điều khiển một chiếc thuyền buồm có 4 cánh buồm. Tuỳ theo hướng gió, lúc trời mây yên lặng hay khi giông bão người ta có thể sử dụng những cánh buồm khéo léo và có hiệu quả nhất, để con thuyền được an toàn và đến đích nhanh nhất.
1. Sản phẩm (product) 2. Giá cả (price)
3. Phân phối (place) 4. Khuyến thị ( promotion)
Marketing-Mix: còn được gọi là chiến lược “4P” là biểu hiện cụ thể nhất về sự linh hoạt của doanh nghiệp. Đó là sự linh hoạt trước lúc thay đổi ngắn hạn của thị trường mục tiêu nhằm phù hợp với tình hình mới. Marketing-Mix luôn luôn gắn với một phân khúc thị trường hoặc một thị trường mục tiêu đã được lựa chọn.
Ta có thể hiểu marketing dịch vụ một cách tổng quát như sau:
Marketing dịch vụ là một quá trình thu nhận, tìm hiểu, đánh giá và thoả mãn nhu cầu của một thị trường mục tiêu đã lựa chọn và xác định bằng quá trình phân phối nguồn lực của tổ chức nhằm thoả mãn nhu cầu đó. Marketing được xem xét trong sự năng động của mối quan hệ qua lại giữa các sản phẩm dịch vụ của công ty với nhu cầu khách hàng cùng với những hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
Ngoài bốn thành phần trong marketing là: Sản phẩm- Product; Giá- Price; Phân phối- Place; Chiêu thị-Promotion
Marketing dịch vụ còn phải quan tâm đến yếu tố: Quá trình dịch vụ - Process; Con người- People; Môi trường vật chất cung cấp dịch vụ - Physical evidence
Sản phẩm là những hàng hoá, dịch vụ với những thuộc tính nhất định, với những ích dụng cụ thể nhằm thoả mãn những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng. Sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị. Nó có thể là hữu hình hay vô hình.
Sản phẩm dịch vụ là một tập hợp gồm các giá trị làm thoả mãn khách hàng. Khi mua hàng hoá hay dịch vụ, khách hàng mua những lợi ích và giá trị toàn bộ những gì dịch vụ mang đến.
Giá cả là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm hay dịch vụ. Giá chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài công ty. Giá là một trong các biến số quan trọng của Marketing mix. Giá đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng này hay hàng khác đối với người tiêu thụ. Đối với công ty, giá có vị trí quyết định cạnh tranh trên thị trường.
Phân phối là những hoạt động khác nhau của công ty nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng mà công ty đang muốn hướng đến. Khi chọn kênh phân phối ta cần cân nhắc loại nào di chuyển được sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách kịp thời và phù hợp với tập quán mua bán của họ. Quá trình phân phối còn là quá trình mà ở đó ta cũng thu thập từ việc bán sản phẩm, do vậy phân phối tốt còn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Ngoài ra việc lựa chọn một chiến lược phân phối còn ảnh hưởng tích cực đến chiến lược Marketing chung:quá trình kinh doanh an toàn, giảm được cạnh tranh.
Chiêu thị bao gồm các biện pháp và nghệ thuật mà các nhà kinh doanh dùng để thông tin về sản phẩm, tác động khách hàng, lôi kéo khách hàng về phía mình. Nội dung của chiến lược chiêu thị gồm bốn hoạt động chủ yếu:
• Quảng cáo
• Khuyến mãi
• Chào hàng hay bán hàng cá nhận
• Tuyên truyền
Quá trình dịch vụ là quá trình mà ở đó dịch vụ được tạo ra và được chuyển tới khách hàng, là một nhân tố quan trọng trong marketing hỗn hợp dịch vụ. Quá trình cung cấp dịch vụ liên quan tới thủ tục, nhiệm vụ, lịch trình và cơ chế hoạt động của các khâu mà ở đó một dịch vụ được tạo ra. Quá trình dịch vụ chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như con người, máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng, kiến trúc…
Con người là nhân tố giữ vị trí quan trọng trong marketing dịch vụ và nó là nhân tố chính tạo ra dịch vụ và quyết định tới chất lượng dịch vụ cung ứng. Bởi vì con người là nhân tố không thể thiếu tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ của công ty.
Do vậy chất lượng dịch vụ cũng như sự thành công của một chương trình marketing dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào việc tuyển chọn đào tạo con người.
Môi trường vật chất của công ty cung ứng dịch vụ là nơi dịch vụ được tạo ra, nơi khách hàng và người cung ứng dịch vụ giao tiếp, thêm vào đó là những phần tử hữu hình được sử dụng để hỗ trợ vai trò của dịch vụ.
Do đặc trưng của dịch vụ là vô hình cho nên trong kinh doanh dịch vụ các nhà marketing phải cố gắng cung cấp các đầu mối vật chất để hỗ trợ vị trí và tăng cường cho dịch vụ bao quanh nhằm làm giảm bớt tính vô hình của dịch vụ.
Do vậy có thể khẳng định bằng chứng vật chất của một công ty cung ứng dịch vụ là hết sức quan trọng. Nó giúp cho việc tạo ra vị thế của công ty và trợ giúp hữu hình cho dịch vụ. Chính vì vậy mà các ngân hàng đã phải chi ra những khoản tiền lớn để tạo ra kiểu dáng kiến trúc, các trang thiết bị nội thất, trang bị đồng phục cho nhân viên… nhằm gây ấn tượng về tiếng tăm, uy tín và vị thế của mình.
Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng: Là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Các nỗ lực của phòng Marketing nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm cho họ hài lòng, trung thành với công ty, qua đó thu phục thêm khách hàng mới.
- Chiến thắng trong cạnh tranh: Giải pháp Marketing giúp doanh nghiệp đối phó tốt các thách thức cạnh tranh, bảo đảm vị thế cạnh tranh thuân lợi của doanh nghiệp trên thị trường.
- Duy trì lợi nhuận lâu dài: Phòng Marketing phải xây dựng các kế hoạch nhằm tạo ra mức lợi nhuận cần thiết giúp doanh nghiệp tích lũy và phát triển.
Phân tích môi trường và nghiên cứu Marketing : Dự báo và thích ứng với những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại; tập hợp các thông tin để ra các quyết định Marketing
Mở rộng phạm vi hoạt động : Lựa chọn và đưa ra cách thức thâm nhập những thị trường mới.
Phân tích người tiêu dùng : Xem xét và đánh giá những đặc tính, yêu cầu, tiến trình mua của người tiêu dùng; lựa chọn các nhóm người tiêu dùng để hướng các nỗ lực Marketing vào.
Hoạch định sản phẩm : Phát triển và duy trì sản phẩm, dòng và tập hợp sản phẩm, hình ảnh sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì; loại bỏ sản phẩm yếu kém. Hoạch định phân phối: Xây dựng mối liên hệ với trung gian phân phối, quản lý dự trữ, tồn kho, vận chuyển và phân phối hàng hóa và dịch vụ, bán chẵn và lẻ.
Hoạch định giá : Xác định các mức giá, kĩ thuật định giá, các điều khoản bán hàng, điều chỉnh giá và sử dụng giá như một yếu tố tích cực hay thụ động.
Thực hiện hiểm soát và đánh giá Marketing : Hoạch định, thực hiện và kiểm tra các chương trình, chiến lược Marketing, đánh giá các rủi ro và lợi ích của các quyết định và tập trung vào chất lượng toàn diện…
Marketing không thể tạo ra nhu cầu tự nhiên cũng không thể sáng tạo ra nó nhưng Marketing có khả năng phát hiện ra nhu cầu tự nhiên. Tuy nhiên nếu hoạt động của các nhà quản trị Marketing chỉ dừng lại ở việc phát hiện ra nhu cầu tự nhiên của con người và sản xuất ra loại sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa thỏa mãn nhu cầu đó...
Nếu thực hiện đúng, các chiến lược marketing cơ bản sẽ tạo ra hiệu quả thu hút các khách hàng tiềm năng đã sẵn sàng và có thể mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
Các nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp dành đa số thời gian của mình để điều hành doanh nghiệp và tìm kiếm khách hàng mới. Chào mời khách hàng một cách có hệ thống những sản phẩm và dịch vụ bổ sung có giá trị ở cùng một điểm bán hàng có thể giúp doanh nghiệp tăng số lượng giao dịch trung bình của mình. Khi đã thiết lập được hoạt động kinh doanh thì nhiều doanh nghiệp không chú ý chăm sóc khách quen. Nếu không có những chiến lược hoặc quy trình marketing cơ bản để thường xuyên tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của số khách hàng quen thì số lần mua hàng của họ sẽ không tăng. Cần thường xuyên thực hiện các chiến lược thông tin và chăm sóc đối với các khách hàng mới và cũ thông qua điện thoại hoặc thư từ để thúc đẩy họ thường xuyên
LIÊN HỆ: 08.43.43.43.81 (HOTLINE/ZALO)
Gửi bình luận của bạn