Mục tiêu kinh doanh và cách thiết lập mục tiêu hiệu quả trong kinh doanh

Để phát triển một cách lâu dài và bền vững, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần vạch ra kế hoạch cụ thể cho mục tiêu kinh doanh của mình, qua đó giúp họ xác định được đúng hướng đi của tổ chức cũng như những công việc cần triển khai ở các phòng ban, bộ phận, nhân viên. Vậy mục tiêu kinh doanh là gì? Các bước thiết lập mục tiêu ngắn hạn và dài hạn như thế nào? Nhận viết bài xin chia sẻ vấn đề này mà nhóm tổng hợp được cho các bạn sinh viên quản trị kinh doanh hay bất kì bạn nào muốn kinh doanh cần biết thì tham khảo thêm nhé

Ngày đăng: 14-06-2022

901 lượt xem

Mục tiêu kinh doanh và cách thiết lập mục tiêu hiệu quả trong kinh doanh

Mục tiêu kinh doanh và cách thiết lập mục tiêu hiệu quả trong kinh doanh

Mục tiêu kinh doanh là gì?

Mục tiêu kinh doanh là những mục tiêu doanh nghiệp sẽ cần đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Chúng cụ thể hơn sứ mệnh của tổ chức và thuộc phạm vi kế hoạch kinh doanh. Cho dù tổ chức của bạn là một tập đoàn lớn hay một doanh nghiệp nhỏ, việc có những mục tiêu kinh doanh rõ ràng, có thời hạn và khả thi sẽ cho phép các nhà lãnh đạo định hướng công ty của mình đi đúng hướng phát triển.

Tại sao việc đặt mục tiêu kinh doanh lại quan trọng? 

Đặt ra mục tiêu kinh doanh là một trong những hoạt động quan trọng nhất của doanh nghiệp, bởi lẽ chúng đóng vai trò to lớn như sau:
Đảm bảo sự thống nhất trong quản lý: Khi đặt ra mục tiêu kinh doanh, các nhà quản lý có thể xác định được hướng đi đúng cho doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các quyết định một cách nhất quán. Qua đó, các chiến lược được triển khai một cách hiệu quả nhất.
Cung cấp các tiêu chuẩn cho việc đo lường và đánh giá kết quả chiến lược kinh doanh: Với mục tiêu kinh doanh, các nhà quản lý có thể đưa ra các nhiệm vụ cụ thể, đề xuất KPI hoặc các tiêu chuẩn liên quan nhằm đánh giá xem chiến lược của bạn có đang hoạt động hiệu quả không, nếu không thì kịp thời đưa ra những giải pháp thay thế.
Lập kế hoạch ngân sách và quản lý tài chính: Một khi đã lập ra mục tiêu kinh doanh cụ thể, điều này giúp doanh nghiệp phân bổ các quỹ, ngân sách cần thiết nhằm đi đúng định hướng của mình.
 

Cách thiết lập mục tiêu kinh doanh hiệu quả

Cách xác định mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn

Các mục tiêu kinh doanh ngắn hạn thường là những mục tiêu mà bạn muốn công ty của mình đạt được trong khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng. Sau đây là các bước để doanh nghiệp có thể thực hiện khi đặt mục tiêu kinh doanh ngắn hạn:
Bước 1. Xác định các mục tiêu kinh doanh ngắn hạn trong khoảng thời gian nhất định
Khi đặt mục tiêu kinh doanh ngắn hạn, bạn nên xác định và cụ thể hóa những gì bạn muốn hoàn thành và các mục tiêu cụ thể có cơ hội đạt được trong một khoảng thời gian nhất định, tránh đặt những mục tiêu chung chung. Hãy tự đặt ra các câu hỏi như:
  • What: Các bước cụ thể trong kế hoạch kinh doanh là gì?
  • Who: Ai là người không thể thiếu để đạt được mục tiêu?
  • Where: Chúng ta cần phải nỗ lực ở điểm nào?
  • Why: Tại sao điều này có giá trị cho chiến lược dài hạn của chúng ta?
  • How: Chúng ta cần thực hiện các mục tiêu này bằng cách nào?
Bên cạnh đó, không phải tất cả mục tiêu đặt ra trong thời điểm này đều chỉ sử dụng được trong ngắn hạn, mà có thể tiếp tục định hướng doanh nghiệp về lâu dài. Vì vậy, việc xem xét và cân nhắc các mục tiêu dài hạn cũng như những gì bạn muốn hoàn thành trong những tháng hoặc quý tới và chuyển những mục tiêu này thành những mục tiêu ngắn hạn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp của bạn phát triển.
Bước 2. Chia nhỏ từng mục tiêu thành các mục tiêu kinh doanh có thể đạt được
Đảm bảo xem xét kỹ lưỡng các mục tiêu kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp và chắc chắn rằng  chúng khả thi, phù hợp với khả năng thực tế của doanh nghiệp trong khoảng thời gian thiết lập mục tiêu. Doanh nghiệp không thể đặt các mục tiêu xa xôi hoặc không thể đạt được làm động lực và đừng tiếp tục theo đuổi những mục tiêu cao không thể với tới. Hãy phân biệt mục tiêu mang tính “thách thức” và mục tiêu “bất khả thi”. 
Để chắc chắn mục tiêu của mình có tính khả thi, hãy đặt ra những câu hỏi sau:
Các bước cần thiết để đạt được mục tiêu này là gì?
Chúng ta có bao nhiêu quyền kiểm soát trực tiếp đối với việc đạt được mục tiêu này?
So với thành tích trước đó, mục tiêu này có khả thi không?
Tại sao mục tiêu này có thể đạt được?
Có bất kỳ trở ngại nào ngăn cản doanh nghiệp thực hiện mục tiêu này không?
Ví dụ: nếu như tháng trước cửa hàng có 1000 khách hàng, thì mục tiêu khả thi cho tháng này có thể là tăng 20% số khách hàng mới so với tháng trước. 
Bước 3. Đảm bảo các mục tiêu của bạn có thể đo lường được
Chắc chắn rằng các mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp thiết lập ở bước hai cần phải đo lường và đánh giá được. Ví dụ: nếu một trong những mục tiêu kinh doanh để đạt được mục tiêu ngắn hạn là thu được khách hàng hơn từ kênh social media (mạng xã hội), đừng chỉ nêu ra “đăng bài nhiều hơn trên kênh social“ như một chiến lược. Thay vào đó, hãy làm cho mục tiêu có thể đo lường được bằng cách càng cụ thể càng tốt, ví dụ như, “đăng bài trên Instagram ba lần một tuần, Facebook hai lần một tuần trong tám tuần liên tiếp, kết quả là trong tháng 1 cần thu được 15 khách hàng từ social media.”
Nếu mục tiêu đặt ra chỉ để bám đuổi thực hiện nhưng cuối cùng lại không thể đo lường, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang không biết liệu thực tế có đang làm tốt hay không, hay đã đi lạc khỏi mục tiêu và cần phải điều chỉnh lộ trình của mình ở những điểm cụ thể nào. Ngoài việc làm cho mục tiêu trở nên cụ thể, người lập kế hoạch cũng cần có khả năng định lượng dữ liệu và các công cụ được sử dụng để đo lường kết quả.
Dưới đây là một số câu hỏi doanh nghiệp cần trả lời để thiết lập được mục tiêu có thể đo lường được.
Làm thế nào để biết liệu chúng ta đã đạt được mục tiêu hay chưa?
Làm thế nào để biết rằng chúng ta đã hoàn thành mục tiêu?
Bạn cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào để đạt được những mục tiêu đó?
Bạn có đang theo dõi chỉ số KPI liên quan nhằm đo lường mục tiêu không?
Bạn có cần đề ra KPI mới để thực hiện đo lường mục tiêu chính xác không?
Tiến độ như thế nào thì phù hợp?
Bước 4. Giao nhiệm vụ cho nhân viên
Với các mục tiêu ngắn hạn được thiết lập sẵn, các nhà quản lý sẽ bàn giao công việc cho từng phòng ban và nhân viên nhằm đáp ứng đúng tiến độ mục tiêu. Việc giao nhiệm vụ (KPI) cần đảm bảo chi tiết nhất có thể, tránh tình trạng cấp dưới nhận thông tin không rõ ràng dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ, ảnh hưởng đến hiệu quả của mục tiêu chung.
Bước 5. Đo lường tiến độ & hiệu quả thường xuyên
Bước cuối cùng trong cách xác định mục tiêu kinh doanh ngắn hạn  chính là đo lường tiến độ một cách thường xuyên, liên tục. Điều này giúp các nhà quản lý cũng như nhân viên không bị mất định hướng hay “hoài nghi” xem liệu mình có đi đúng hướng hay không. Ngoài ra, việc theo dõi và đo lường còn giúp các nhà quản lý:
Cung cấp cái nhìn chi tiết về năng lực và hiệu suất làm việc của nhân viên
Kịp thời điều chỉnh hiệu suất công việc
Định hướng các đầu công việc, chỉ tiêu và thước đo sao cho phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp
Đưa ra quyết định khen thưởng hoặc kỷ luật vi phạm dễ dàng hơn nhờ có “chứng cứ” rõ ràng, từ đó thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân sự
Ví dụ về các mục tiêu kinh doanh ngắn hạn
Tăng giá dịch vụ 5% trong vòng ba tháng tới.
Tăng số lượng người ghé thăm Website của doanh nghiệp lên 15%, đạt số lượng 30.000 người vào cuối tháng 5 năm nay.
Chọn một tổ chức từ thiện để bắt đầu tài trợ.
Tạo hồ sơ trên một kênh truyền thông xã hội mới vào tuần sau.
Tăng bài đăng trên mạng xã hội lên năm lần một tuần.
 
 

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng trong quản trị doanh nghiệp

Cách xác định mục tiêu kinh doanh trong dài hạn

Ngoài các bước được đề cập trong phần đặt mục tiêu ngắn hạn, nhà quản lý thực hiện tương tự để xây dựng các bước sau tạo mục tiêu kinh doanh dài hạn:
Bước 1. Thiết lập các mục tiêu bạn muốn hoàn thành trong dài hạn
Cũng như mục tiêu kinh doanh ngắn hạn, trước hết doanh nghiệp cần xác định mục tiêu cần phải hoàn thành trong một vài năm tới. Và vì đây là chiến lược lâu dài đối với doanh nghiệp vậy nên cần đặt mục tiêu ít nhất là trong một năm hoặc xa nhất là 15 – 20 năm. 
Bước 2. Ưu tiên các mục tiêu quan trọng
Ưu tiên mục tiêu quan trọng
Ngay sau khi xác định một loạt mục tiêu cần thực hiện trong dài hạn, rất nhiều doanh nghiệp dồn toàn bộ nguồn lực của mình vào tất cả các mục tiêu cùng lúc. Tuy nhiên, điều này mang lại kết quả không khả quan. Thay vì vậy, hãy lập ra danh sách các mục tiêu nào cần thực hiện trước, mục tiêu nào có thể thực hiện sau. Qua đó, giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất.
Bước 3. Chia nhỏ từng mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu ngắn hạn
Để mục tiêu kinh doanh dài hạn dễ hình dung, dễ thực hiện, nhà quản lý nên chia nhỏ từng mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu trong khoảng thời gian ngắn hơn. Việc làm này giúp doanh nghiệp không bị quá choáng ngợp về khối lượng công việc, từ đó có thể thực hiện từng phần nhiệm vụ nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. 
Bước 4. Theo dõi các mục tiêu dài hạn của công ty bạn thường xuyên
Tương tự mục tiêu ngắn hạn, bước cuối cùng trong cách xác định mục tiêu kinh doanh dài hạn đó chính là thường xuyên đo lường tiến độ và kết quả. Bởi vì đối với các mục tiêu này, doanh nghiệp cần một khoảng thời gian dài để chinh phục, vậy nên rất có thể họ đã quên đi chúng hoặc đánh mất mục tiêu cuối cùng. Bằng việc theo dõi tiến độ thường xuyên, nhà quản lý sẽ hạn chế việc mất định hướng kinh doanh, đồng thời cho phép họ thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào khi cần thiết.
Ví dụ về các mục tiêu kinh doanh dài hạn:
Tăng tổng thu nhập của công ty bạn lên 30% trong năm năm tới.
Cắt giảm chi phí sản xuất xuống 10% trong hai năm tới.
Tăng 10% thị phần của công ty trong vòng 3 năm.
Mở năm chi nhánh mới tại miền Trung vào năm sau.
 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

BLOG