Phân tích chiến lược Marketing của Lazada

Nhận Viết Bài xin chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành kinh tế bài Phân Tích Chiến Lược Marketing của Lazada. Hy vọng bài viết sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên trong quá trình tìm hiểu bài học, viết báo cáo tiểu luận môn học,....

Ngày đăng: 10-04-2023

450 lượt xem

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
1.1. Khái niệm, vai trò
1.1.1. Khái niệm:

Chiến lược marketing là một kế hoạch tiếp thị tổng thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp cận đến nhiều người dùng hơn. Đồng thời chuyển đổi họ trở thành khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Chiến lược marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lí làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị tổ chức tính toán cách giải quyết nhiệm vụ marketing của mình. Nó bao gồm các chiến lược cụ thể đối với các thị trường mục tiêu, đối với phức hệ marketing và mức chi phí cho marketing.
Chiến lược marketing là sự lý luận marketing nhờ đó một đơn vị kinh doanh hy vọng đạt được các mục tiêu marketing của mình.
1.1.2. Vai trò
Marketing giúp phát triển doanh nghiệp: Hiện nay thị trường hàng hóa, dịch vụ đang có sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt giữa các đối thủ cùng ngành, lôi kéo giành giật khách hàng về phía mình. Hoạch định sử dụng linh hoạt chiến lược marketing giúp khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ của đơn vị mình. Cạnh tranh với đối thủ, định được vị thế thương hiệu vững chắc tạo bước ngoặt chiếm lĩnh thị trường trong tương lai
Giúp tăng doanh thu: Mọi điều kiện tiên quyết trong các hoạt động marketing chính là tạo ra lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp tồn tại và có chỗ đứng trên thị trường, mang lại lợi nhuận cao và tạo điều kiện thuận lợi đưa sản phẩm mới ra thị trường tiếp cận với khách hàng một cách nhanh chóng.
Xây dựng mối quan hệ khách hàng:
Marketing giống như một chất keo siêu kết dính giúp cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng ngày càng thân thiết hơn
Doanh nghiệp hiểu được nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Từ đó quan tâm và có những cách phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Nhờ vào các chiến lược marketing mà hình ảnh thương hiệu được khắc sâu trong tâm trí khách hàng, giúp hiểu chính xác và rõ nét về các thông tin về sản phẩm mà đơn vị cung cấp
Đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng:
Marketing nhằm thỏa mãn, nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng. Khách hàng trực tiếp phản hồi, góp ý về hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp
để cải thiện sản phẩm tốt hơn.

 Marketing giúp sáng tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho mục đích của người tiêu dùng. Người sử dụng sở hữu được sản phẩm, nắm bắt được nhiều thông tin và có sự so sánh giữa các mặt hàng với nhau để đưa ra lựa chọn tốt nhất.
Tăng trưởng kinh tế: Marketing tạo ra nhu cầu. Nhu cầu tăng khuyến khích cho các hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm tăng. Kết quả là tăng trưởng công nghiệp được thúc đẩy và mức thu nhập được cải thiện do tăng cơ hội việc làm. Chính vì thế mà một trong những vai trò của marketing phải kể đến đó là mang lại sự tăng trưởng về kinh tế.

1.2. Nội dung
R (search): Nghiên cứu thông tin marketing là quá trình thu nhập, xử lý và phân tích thông tin marketing như thông tin về thị trường, người tiêu dùng, môi trường. Hoạt động này giúp doanh nghiệp xác định được thị yếu tiêu dùng, cơ hội thị trường và chuẩn bị những điều kiện, chiến lược thích hợp để tham gia vào thị trường.
STP (Segmentation, Targeting, Positioning): Phân khúc, chọn thị trường mục tiêu, định vị. Sau khi nghiên cứu, doanh nghiệp sẽ khám phá ra nhiều phân khúc khách hàng khách nhau, do vậy mà doanh nghiệp sẽ phải đánh giá các phân khúc này và chọn ra phân khúc phù hợp với khả năng của mình. Doanh nghiệp cần phải định vị sản phẩm của mình để người tiêu dùng nhận biết lợi ích then chốt của sản phẩm và tạo ra sự khác biệt so với các sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường.
MM (Marketing Mix): Sau khi đã xác định được thị trường mục tiêu, vấn đề quan trọng là công ty phải xây dựng được chiến lược marketing-mix để định
hướng và phục vụ cho thị trường mục tiêu đó.

C (Control): Kiếm tra đánh giá chiến lược marketing: bước cuối cùng của quá trình marketing là kiểm soát. Một doanh nghiệp thành công không ngừng học hỏi rút kinh nghiệm, phải thu thập thông tin phản hồi từ thị trường, đánh giá, đo lường kết quả hoạt động marketing có đạt được mục tiêu đề ra hay không.

1.3. Cách thức xây dựng chiến lược
1.3.1. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả thì bước quan trọng chính là nghiên cứu khách hàng đối tượng. Xác định khách hàng mục tiêu và phân tích là một phần không thể thiếu trong bất cứ chiến lược marketing nào. Cách duy nhất để biết mình nên nói gì trong các chiến dịch, đó là biết mình đang nói chuyện với ai và họ muốn nghe gì.
Để giải quyết vấn đề này, có thể áp dụng mô hình 5W1H (đặt ra 6 câu hỏi cơ bản và tự tìm câu trả lời) :

Đối tượng khách hàng chủ lực của doanh nghiệp là ai, họ có đặc điểm nhân khẩu học như thế nào?
Điều gì khiến sản phẩm trở nên đặc biệt?
Vì sao khách hàng nên chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn thay vì các sản phẩm của doanh nghiệp khác?
Khi nào khách hàng cần sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp?
Nơi nào mà khách hàng có thể tham khảo thông tin trước khi lựa chọn sản phẩm?
Làm sao để khách hàng tiếp cận được với sản phẩm?
1.3.2. Phân tích đối thủ
Phân tích đối thủ cạnh tranh là bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp có được những ý tưởng riêng biệt và thu hút khách hàng mua sản phẩm. Công việc cần làm chính là tìm hiểu những việc họ làm, khai thác những cơ hội mà họ chưa có hoặc gặp và khảo sát trực tiếp khách hàng của đối thủ để biết được chiến lược mà họ sử dụng và nhiều điều khác.
1.3.3. Thiết lập mục tiêu SMART
Mục tiêu đề ra phải tính cụ thể cao, bám sát thực tế, dễ dàng theo dõi và đo lường kết quả. Tạo ra mục tiêu SMART như sau để đảm bảo chiến lược marketing đang đi đúng hướng. Mục tiêu SMART bao gồm:
Specific: Cụ thể
Measurable: Có thể đo lường được
Attainable: Có thể đạt được
Relevant: Thích hợp
Time – based: Thiết lập thời gian
1.3.4. Lựa chọn kênh Marketing phù hợp
Có khá nhiều kênh marketing mà có thể lựa chọn sử dụng khi triển khai chiến lược marketing như các kênh marketing online, phương tiện truyền thông tự xây dựng, phương tiện truyền thông lan truyền... Cần lựa chọn kênh Marketing phù hợp với nhu cầu về tệp khách hàng, ngân sách của doanh nghiệp để có thể biến các đối tượng khách hàng tiềm năng trở thành khách mua sản phẩm của doanh nghiệp.

1.4. Các hoạt động triển khai chiến lược
Quy trình xây dựng chiến lược marketing bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu marketing
Thông thường, mục tiêu marketing có thể bao gồm một hoặc nhiều hơn các mục tiêu cụ thể như:
Thương hiệu (định vị thương hiệu, độ nhận biết, cảm nhận về giá trị, mối quan hệ giữa thương hiệu - khách hàng…)
Doanh số bán hàng.
Vị trí trên thị trường (thị phần, mức độ thâm nhập thị trường...)
Chỉ tiêu tài chính (doanh thu, lãi gộp)
Sản phẩm (lựa chọn sản phẩm chính)
Khi đặt ra các mục tiêu Marketing cần phải tuân theo các yêu cầu sau:

Mục tiêu Marketing phải phục vụ cho mục tiêu kế hoạch chiến lược của công ty.
Mục tiêu Marketing phải cụ thể, rõ ràng và đo lường được.
Mục tiêu phải gắn với thời gian cụ thể (Ví dụ : Hoà vốn sau 2 năm hoạt động)
Các mục tiêu phải đồng bộ nhau và được sắp xếp theo thứ tự về tầm quan trọng
Mục đích của phân tích này là:

Đánh giá những đặc điểm chủ yếu của thị trường như quy mô, cơ cấu, xu hướng biến động, tác động của môi trường Marketing đến nhu cầu mua sắm của khách hàng
Phân tích cạnh tranh: ưu nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh, thị phần và chiến lược của họ.
Bước 2: Nghiên cứu, phân tích thị trường:
Phân tích, nghiên cứu khách hàng của mình.
Phân tích, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình.
Doanh nghiệp có thể dễ dàng sử dụng các công cụ nghiên cứu marketing: Ansoff, Pestle, SWOT, Porter 5 Forces…).
Mục đích của phân tích này là:

Đánh giá những đặc điểm chủ yếu của thị trường như quy mô, cơ cấu, xu hướng biến động, tác động của môi trường Marketing đến nhu cầu mua sắm của khách hàng
Phân tích cạnh tranh: ưu nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh, thị phần và
chiến lược của họ.

Bước 3: Xác định phân khúc thị trường. Một phân khúc thị trường lý tưởng là:
Đo lường được
Đủ lớn để kiếm lợi nhuận
Ổn định, sẽ không biến mất sau một thời gian ngắn
Có thể tiếp cận bởi các chiến lược tiếp thị của bạn
Đồng nhất và đáp ứng tương tự với các chiến lược tiếp thị của bạn
Bước 4: Xác định thị trường mục tiêu
Sử dụng ma trận DPM (Directional Policy Matrix) để đánh giá các thị trường và chọn thị trường mục tiêu.
Lựa chọn thị trường mục tiêu là lựa chọn các nhóm khách hàng tiềm năng đối với các sản phẩm mới của công ty. Nếu trong thị trường mục tiêu mà công ty chọn đã có các sản phẩm cạnh tranh thì vấn đề tiếp theo là phải định vị sản phẩm của công ty định triển khai so với các sản phẩm cạnh tranh đó.

Bước 5: Xây dựng các chiến lược marketing
Chiến lược marketing bao gồm những chiến lược nhỏ như:
Chiến lược giá
Chiến lược truyền thông
Chiến lược con người
Chiến lược sản xuất và cung cấp
Chiến lược hỗ trợ kỹ thuật
Chiến lược định hướng phát triển chuỗi giá trị.
Chiến lược thương hiệu.
Chiến lược giá trị khách hàng.
Chiến lược sản phẩm và dịch vụ.
Chiến lược hậu cần kho vận
Chiến lược kênh marketing

 Chiến lược tài nguyên
Bước 6: Xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện
Kế hoạch dự trù bán hàng
Kế hoạch tính giá và lãi gộp
Kế hoạch đặt hàng và giao hàng
Kế hoạch quản trị quan hệ khách hàng
Kế hoạch truyền thông marketing
Kế hoạch tổ chức kênh
Kế hoạch marketing
Kế hoạch đầu tư vốn
Chuẩn giá trị khách hàng
Kế hoạch bán hàng
Kế hoạch tổ chức sản xuất và cung cấp
Kế hoạch tổ chức hỗ trợ kỹ thuật.
Kế hoạch nguồn tài nguyên.
Bước 7: Xây dựng kế hoạch theo dõi, thực hiện từng giai đoạn 

Xây dựng các quy chuẩn để đánh giá tiến độ, tiếp nhận phản hồi, rút ra bài học và tổ chức điều chỉnh, cải tiến thông qua:
Chỉ tiêu phấn đấu
Mục tiêu từng giai đoạn
Điều tra phân tích phản hồi của khách hàng (về mức độ hài lòng…)
1.5. Đánh giá chiến lược
Hiệu quả marketing không nhất thiết được thể hiện ra bằng kết quả mức tiêu thụ và lợi nhuận hiện tại. Hiệu quả marketing của một doanh nghiệp hay chi nhánh được phản ánh qua mức độ nó thể hiện năm nội dung chủ yếu của định hướng marketing: triết lý về khách hàng, tổ chức các phối thức marketing (marketing-mix), thông tin marketing chính xác, định hướng chiến lược và hiệu suất công tác.
1.5.1. Triết lý về khách hàng
Nhận thức của ban lãnh đạo về tầm quan trọng của việc cần có một tổ chức doanh nghiệp có khả năng đáp ứng tốt nhất những nhu cầu và mong muốn của các thị trường mục tiêu.

Quan điểm của ban lãnh đạo về thực hiện marketing có phân đoạn thị trường (phát triển những sản phẩm khác nhau và triển khai những kế hoạch marketing khác nhau cho những phân đoạn thị trường khác nhau).
Quan điểm toàn diện của ban lãnh đạo về hệ thống marketing (những người cung ứng, các kênh, các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, môi trường) khi lập kế hoạch kinh doanh của mình.
1.5.2. Tổ chức marketing-mix
Mức độ kết hợp marketing và kiểm tra những chức năng marketing chủ yếu.
Mức độ hợp tác của những người quản trị marketing với những người quản trị nghiên cứu, sản xuất, cung ứng, phân phối và tài chính.
Tổ chức quá trình phát triển sản phẩm mới.
1.5.3. Thông tin marketing chính xác
Mức độ hiểu biết về khách hàng, ảnh hưởng việc mua sắm, các kênh phân phối và đối thủ cạnh tranh thông qua các cuộc nghiên cứu marketing.
Mức độ am hiểu về tiềm năng tiêu thụ, khả năng sinh lời của các phân đoạn thị trường, các khách hàng, địa bàn, sản phẩm, kênh phân phối và quy mô đơn hàng.
Những hoạt động đã triển khai để nâng cao hiệu quả chi phí của các khoản chi phí marketing khác nhau.
1.5.4. Định hướng chiến lược
Mức độ và phạm vi triển khai việc lập kế hoạch marketing chính thức.
Tình trạng hiện tại của chiến lược marketing.
Mức độ chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch đối phó với những tình huống bất trắc trong quá trình thực hiện chiến lược marketing.
1.5.5. Hiệu suất công tác
Tình hình quán triệt và thực hiện chiến lược marketing.
Mức độ sử dụng có hiệu quả những nguồn tài nguyên marketing.
Khả năng phản ứng nhạy bén và có hiệu quả của ban lãnh đạo đối với những biến động diễn ra trong các hoạt động marketing

PHẦN 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA LAZADA
2.1. Giới thiệu khái quát về Lazada
2.1.1. Tổng quan về Lazada

Lazada Group là một công ty thương mại điện tử quốc tế được thành lập bởi
Maximilian Bittner với sự hỗ trợ của Rocket Internet vào năm 2012. Lazada Group
là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á. Với sự hiện diện tại sáu
quốc gia - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam -
Lazada kết nối khu vực rộng lớn và đa dạng này thông qua khả năng công nghệ,
logistics và thanh toán. Từ năm 2016, Lazada là nền tảng chiến lược về thương mại
điện tử ở khu vực với sự hỗ trợ về hạ tầng công nghệ từ Tập đoàn Alibaba. Tới
năm 2030, mục tiêu của Lazada là sẽ phục vụ cho 300 triệu khách hàng trên toàn
Đông Nam Á.

2.1.2. Giới thiệu về Lazada Việt Nam
Lazada Việt Nam được thành lập vào tháng 3 năm 2012, là một phần của Lazada Group thuộc sở hữu tập đoàn Alibaba. Lazada cung cấp hơn 10.000 sản phẩm thuộc 12 ngành hàng khác nhau, đáp ứng hầu hết các nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.
Công ty đặt trụ sở chính tại lầu 19, 20 Saigon Centre, 67 Lê Lợi, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Qua quá trình phát triển, hiện nay, Lazada Việt Nam trở thành một trong những sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất cả nước với lượng truy cập khủng hàng tháng, hàng ngày, hàng giờ.

2.2. Phân tích chiến lược Marketing
2.2.1. Phân tích môi trường kinh doanh
2.2.1.1. Môi trường vĩ mô

a. Môi trường nhân học
Quy mô dân số: gần 98 triệu người, Việt Nam là một nước đông dân, hình thức kinh doanh online mới phát triển gần đây nên đây là điều kiện thuận lợi cho Lazada.
Cơ cấu dân số: Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng với số người trong độ tuổi 16-64 chiếm 69,4% tổng dân số đây là độ tuổi có sức mua nhiều nhất trong cơ cấu dân số.
Mật độ dân số: Với mật độ dân số 313 người/km2, Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn. 

.......................
Trên đây là phần cơ sở lý thuyết về Marketing, các bạn muốn tham khảo thêm về phần chiến lược Marketing của Lazada các bạn vui lòng inbox Zalo của nhóm Nhận Viết Bài. Nhóm sẽ lgửi bài cho các bạn tham khảo nhanh nhất có thể. Trong quá trình viết tiểu luận, bài tập lớn của các môn học về kinh tế, quản trị kinh doanh mà các bạn gặp khó khăn gì thì cứ inbox Zalo của nhóm để được tư vấn cụ thể nhóm.

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

BLOG