1.3. Các căn cứ tuyển dụng công chức
Theo Điều 3, mục 2 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 của Chính phủ quy định việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (gọi tắt là Nghị định số 24), quy định:
Thứ nhất: Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức (Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 24).
Thứ hai: Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc làm, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng công chức (Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 24).
Thứ ba: Hàng năm, cơ quan sử dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức, báo cáo cơ quan quản lý công chức để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng theo quy định của pháp luật (Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 24).
1.4. Điều kiện đăng ký tuyển dụng công chức
Điều kiện của người đăng ký dự tuyển được quy định tại khoản 1, Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Trong đó, người đăng ký dự tuyển vào công chức phải bảo đảm những điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo:
• Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
• Đủ 18 tuổi trở lên. Trường hợp người dự tuyển là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước thì tuổi dự tuyển có thể cao hơn nhưng không quá 45 tuổi;
• Có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng;
• Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
• Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
• Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
• Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;16
• Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
Căn cứ trên cơ sở pháp lý, ngoài những điều kiện bắt buộc người đăng ký tham gia dự tuyển công chức phải thực hiện những quy định khác đối với yêu cầu của những vị ví dự tuyển.
1.5. Các nguyên tắc của tuyển dụng công chức
Điều 38 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định về các nguyên tắc trong việc tuyển dụng công chức, cụ thể như sau:
1.5.1. Nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật
Tại khoản 1, Điều 38 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định rõ việc tuyển dụng công chức phải thực hiện dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch:
Tất cả các nội dung qui định của pháp luật có liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi và các hoạt động công vụ của cán bộ, công chức phải được công khai và được kiểm tra giám sát của nhân dân, trừ những việc liên quan đến bí mật quốc gia. Vì vậy, trong quá trình tuyển dụng cần phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Khắc phục tư tưởng “sống lâu lên lão làng”, ô dù, chia bè phái...
Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng cán bộ, công chức phải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, đảm bảo nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan tổ chức, đơn vị phải tuân theo các quy định, quy chế của hệ thống pháp luật Việt Nam. Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng trong tuyển dụng mà bất kỳ cơ quan, tổ chức nào cũng đều phải tuân thủ.
1.5.2. Nguyên tắc đảm bảo tính cạnh tranh
Theo nguyên tắc này, mọi người đều có quyền và có điều kiện được bộc lộ phẩm chất, tài năng của mình. Đối với bất kỳ một vị trí, cương vị nào đang tuyển dụng, các yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết đều cần được công khai rộng rãi để mọi người đều được bình đẳng và được cạnh tranh một cách công bằng trong việc tham gia thi cử (Khoản 2, Điều 38 Luật cán bộ, công chức năm 2008).
1.5.3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm
Khoản 3, Điều 38 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định rõ: Việc tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm là nguyên tắc quan trọng trong việc tuyển chọn, sử dụng công chức một cách có hiệu quả và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước. Xuất phát từ nhu cầu của công việc mà Nhà nước phải tìm được những người có đủ điều kiện, trí thức đảm đương công việc, phải dựa vào việc để tìm người, tránh tình trạng vì người mà tìm việc.
1.5.4. Nguyên tắc ưu tiên
Biểu hiện của việc đánh giá, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức giữ các chức vụ, vị trí trọng trách trong từng công việc phải thông qua tài năng thực sự, thành tích hoạt động thực tế và phải lập được công trạng, đảm bảo được tính công bằng, khách quan, khuyến khích được mọi công chức tận tâm với công việc, hạn chế tính quan liêu, tùy tiện, cảm tình cá nhân...Bên cạnh đó, phải ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số (Khoản 4, Điều 38 Luật cán bộ, công chức năm 2008).
1.6. Hình thức tuyển dụng công chức
1.6.1. Việc tuyển dụng công chức thông qua thi tuyển
Trong hình thức thi tuyển, tùy theo yêu cầu đặt ra mà các tiêu chuẩn cũng đòi hỏi những điều kiện nhất định về đối tượng và trình độ đào tạo. Thi tuyển có thể thực hiện qua phần thi viết để đánh giá bằng chuyên môn, khả năng đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Đồng thời có thể tiến hành tuyển dụng thông qua thi vấn đáp, thực hành...đối với những ngành, lĩnh vực có yêu cầu, đặc thù nhất định.
Việc tuyển dụng công chức được thông qua thi tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 37 Luật cán bộ, công chức năm 2008. Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.
Các trường hợp sau đây được ưu tiên trong thi tuyển được quy định khoản 1, Điều 3 Nghị định số 24 quy định việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Cụ thể như sau:
1. Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh được cộng 30 điểm vào tổng kết quả thi tuyển;
2. Con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng được cộng 20 điểm vào tổng kết quả thi tuyển;
3. Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ được cộng 10 điểm vào tổng kết quả thi tuyển.
1.6.2. Việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển
Việc tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển được quy định tại khoản 2, Điều 37 Luật cán bộ, công năm 2008:
Những người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 36 Luật cán bộ, công chức năm 2008 cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được xét tuyển theo thứ tự ưu tiên sau đây:
1. Người dân tộc thiểu số, người cư trú tại nơi tự nguyện làm việc;
2. Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động;
3. Thương binh;
4. Con liệt sĩ;
5. Con thương binh, con bệnh binh;
6. Người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng;
7. Người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong, đội viên đội trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy có thể thấy, căn cứ Luật cán bộ, công chức năm 2008, công tác tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển chưa thực sự phổ biến. Do những người tham ra dự tuyển chủ yếu không phải người dân tộc thiểu số, hay con thương binh, liệt sĩ, con bệnh inh,...Vì vậy, việc thi tuyển công chức hiện nay cơ bản vẫn thông qua hình thức thi tuyển.
1.7. Quy trình tuyển dụng công chức
Trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức được quy định tại mục 4 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức như sau:
1.7.1. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển
Việc thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển công chức quy định tại Điều 15 trong Nghị định số 24 như sau:
1. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển.
2. Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Chậm nhất 07 ngày trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải lập danh sách người đủ điều kiện dự tuyển và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc.
1.7.2. Tổ chức tuyển dụng
Căn cứ tại nghị định 24, khi hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định việc thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức tuyển dụng. Trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức giao bộ phận tổ chức cán bộ thực hiện. Quá trình thực hiện công tác tuyển dụng, các Quy chế tổ chức thi tuyển hay xét tuyển công chức do Bộ Nội vụ ban hành (Điều 16 Nghị định số 24).
1.7.3. Thông báo kết quả tuyển dụng
Thời gian thông báo kết quả tuyển dụng công chức được quy định tại Điều 17 trong Nghị định số 24 như sau:
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển của Hội đồng tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, danh sách dự kiến người trúng tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức; gửi thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận
đơn phúc khảo theo quy định tại khoản này.
3. Sau khi thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức; gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký, nội dung thông báo phải ghi rõ thời gian người trúng tuyển đến nhận quyết định tuyển dụng.
1.7.4. Thời hạn ra quyết định tuyển dụng và nhận việc
Thời hạn ra quyết định tuyển dụng và nhận việc đối với công chức, căn cứ thông báo công nhận kết quả và trúng tuyển quy định tại khoản 3, Điều 17 Nghị 24, và người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định tuyển dụng công chức.
Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng vào công chức phải đến cơ quan nhận việc, trừ trường hợp
quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác. Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức có lý do chính đáng mà không thể đến nhận việc thì phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn nêu trên gửi cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức. Thời gian xin gia hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận việc quy định tại khoản này. Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức không đến nhận việc sau thời hạn quy định tại khoản 2, Điều này thì cơ quan tuyển dụng công chức có quyền huỷ bỏ kết quả (Điều 18, Nghị định số 24).
1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng công chức
1.8.1. Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong của cơ quan, tổ chức
+/ Khả năng tài chính của cơ quan, tổ chức: Đây là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hoạt động tuyển dụng công chức, vì khi tổ chức một chương trình tuyển dụng rất tốn kém về kinh phí. Vì vậy, nếu cơ quan tổ chức không có nguồn kinh phí cho công tác này thì hoạt động tuyển dụng sẽ không thể diễn ra được.
+/ Các chính sách về nguồn nhân lực của cơ quan tổ chức, chính sách đào tạo, đề bạt, sử dụng nguồn lao động. Người lao động ở bất cứ cơ quan, tổ chức nào cũng rất quan tâm đến các chính sách đào tạo, đề bạt, sử dụng lao động. Vì vậy, nếu các chính sách này phù hợp thì sẽ giúp cơ quan, tổ chức thu hút được nhiều ứng viên tham gia vào quá trình tuyển dụng công chức.
+/ Các yếu tố khác như: Văn hoá của cơ quan tổ chức, phong cách người lãnh đạo, điều kiện làm việc... Người lao động luôn mong muốn được làm việc trong một môi trường có sự gắn kết chặt chẽ các thành viên, có đầy đủ mọi điều kiện để thực hiện công việc, được khuyến khích sáng tạo và được các thành viên trong môi trường đó quý mến, giúp đỡ… Khi các điều kiện trên là hợp lý thì đều thu hút được người lao động đến và làm việc lâu dài với tổ chức.
1.8.2. Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài của cơ quan, tổ chức
• Yếu tố kinh tế – chính trị: Khi một quốc gia có tình hình chính trị ổn định nền kinh tế sẽ có điều kiện phát triển bền vững, thu nhập của người lao động được cải thiện, do vậy đời sống của nhân dân ngày càng đợc nâng cao về cả vật chất lẫn tinh thần. Đây là điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức hoạt động có hiệu quả, hoàn thiện công tác của mình và mở rộng quy mô. Điều này đòi hỏi cơ quan, tổ chức phải tuyển dụng thêm người mới.
Đồng thời khi nền kinh tế phát triển, tình hình chính trị ổn định, trình độ dân trí của ngời dân sẽ đợc nâng cao. Nó là dấu hiệu đáng mừng cho công tác tuyển dụng bởi vì với một việc còn trống sẽ có nhiều ứng viên có trình độ cao cùng tham gia thi tuyển. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa họ giúp cơ quan, tổ chức có thể chọn được những người phù hợp nhất.
• Yếu tố văn hóa – xã hội: Văn hóa - xã hội của một nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản trị nhân sự cũng như công tác tuyển dụng của cơ quan, tổ chức. Nếu yếu tố này phát triển nó sẽ giúp phẩm chất và ý thức con người được nâng cao. Vì thế sẽ nâng cao chất lượng của các ứng viên tham gia vào quá trình tuyển dụng. Điều này sẽ ảnh hưởng tới chính sách và mục tiêu của công tác tuyển dụng. Ngược lại, nếu một xã hội đó còn tồn tại những hủ tục và tư duy lạc hậu thì con người dễ bị thụ động trước những tình huống bất ngờ và luôn đi sau sự phát triển, tiến bộ của loài người, do vậy mà công tác tuyển dụng sẽ gặp nhiều khó khăn và trở ngại.
• Hệ thống pháp luật và các chính sách, quy định của Nhà nước về công tác tuyển dụng công chức: Các chính sách và pháp luật hiện hành của Nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyển dụng tuyển dụng công chức hiện nay.
Các cơ quan, tổ chức có những phương pháp tuyển dụng khác nhau, nhưng áp dụng phương pháp nào cũng đều phải chấp hành các quy định của pháp luật về tuyển dụng và sử dụng công chức.
• Môi trường cạnh tranh: Cạnh tranh là một yếu tố ảnh hưởng tới việc tiến hành tuyển dụng và chất lượng công tác tuyển dụng. Khi môi trường cạnh tranh gay gắt thì các cơ quan, tổ chức có khả năng cạnh tranh cao sẽ thu hút được nhiều nhan tài tham gia và quá trình tuyển dụng công chức và ngược lại các cơ quan, tổ chức có sức cạnh tranh kém thì sẽ gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng nhân tài. Do đó, cạnh tranh buộc các cơ quan, tổ chức phải đa dạng hóa các hình thức và phương pháp tuyển dụng.
Trên đây là Cơ sở lý luận và pháp luật vê công tác tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước mà nhóm Nhận Viết Bài tổng hợp được, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu về ngành luật, quản trị kinh doanh tại nhanvietbai.com. Các bạn cần file word đầy đủ hơn thì có thể inbox zalo của nhóm Nhận Viết Bài để tụi mình gửi file cho nhé.
Gửi bình luận của bạn